Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khai giảng lớp tiếng anh trẻ em 7-9t

Nên cho trẻ em học tiếng anh ở đâu? và phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em như thế nào là tốt nhất ? Đó là những băn khoăn của không ít các phụ huynh hiện nay.

Công ty PoPoDoo Việt Nam được thành lập ngày 1/7/2007 với sứ mệnh trở thành tổ chức giáo dục tiếng Anh  trẻ em số 1 tại Việt Nam từ nghiên cứu, dạy học cho đến cung cấp hệ thống giáo trình tiêu chuẩn,  các thiết bị học tập tiếng Anh hiệu quả. Từ đó tạo ra môi trường học tập Tiếng Anh toàn diện nhất cho trẻ em Việt Nam.  


Với hơn 5 năm phát triển chúng tôi đã có hệ thống Trung tâm Anh ngữ mang thương hiệu Anh ngữ PoPoDoo có mặt tại các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài Trung tâm Anh ngữ PoPoDoo dành riêng cho các bé ở độ tuổi từ 3 - 12 tuổi chúng tôi còn cung cấp hệ thống giáo trình tiêu chuẩn hỗ trợ cho phụ huynh tạo ra môi trường Anh ngữ toàn diện cho trẻ.
PoPoDoo English: Bộ giáo trình sử dụng Sách và hệ thống đĩa CD, CD-Rom, DVD với bộ phim hoạt hình nổi tiếng hiện .nay đang phát trên kênh truyền hình VCTV11 là "Một Ngày Của PoPoDoo"  và được đông đảo bạn nhỏ yêu thích. PoPoDoo English là hệ thống trình có kết hợp với giáo án giảng dạy của giáo viên trên lớp nên sau khi học tại lớp các bé sẽ được ôn tập các bài học tại nhà với những bài học sinh động có trong bộ giáo trình PoPoDoo English.

PoPoDoo Kid:  Là hệ thống giáo trình học tiếng Anh thông minh được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc và độc quền cung cấp tại Việt Nam. Tất cả giáo trình trong bộ sản phẩm đều được sử dụng kèm với một cây bút thông minh DoDoPen có khả năng đọc được 3 ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung. Toàn bộ hệ thống giáo trình bao gồm 6 cấp độ từ A - F có thể phù hợp với những trình độ khác nhau của các bé.

Từ điển hình ảnh: Hay còn gọi là Smart Kid Dictionary, đây là bộ từ điển hình ảnh sinh động giúp các bé có cả một thế giới đầy màu sắc và tại nhà với cây bút thần kỳ kèm theo. Sản phẩm được nhượng quyền hình ảnh từ Dreamworks và được phân phối độc quyền bởi công ty PoPoDoo Việt Nam.

Với mong muốn tạo ra môi trường học tập tiếng anh toàn diện nhất cho trẻ em Việt Nam. Tháng 11 trường anh ngữ trẻ em Popodoo thông báo tới các bậc phụ huynh khai giảng lớp tiếng anh trẻ em 7-9t ưu đãi đặc biệt giảm trực tiếp 2.300.000 đồng khi đăng ký khóa học 12 tháng tại anh ngữ quốc tế Popodoo. Đặc biệt, bố mẹ được đăng ký cho bé học thử miễn phí để tham khảo thêm môi trường tại Trung tâm.

Chi tiết liên hệ Ms Tuyết -0983 508 249
Website: popodoo
Email: popodoogardenvn@gmail.com

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Nguyên tắc cơ bản dạy tiếng anh cho trẻ em

Những nguyên tắc cơ bản về phương pháp Dạy ngoại ngữ cho trẻ em mà bố mẹ cần biết:

- Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học.

- Khối lượng kiến thức mới đưa vào một buổi học không quá nhiều, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuẫn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau. “Thời lượng” một buổi học cũng chỉ nên là 45 đến 60 phút.

- Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ nghe câu: Hôm nay trời mưa… v.v…”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, những vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.



- Học bằng tình huống. Cô giáo hoặc bố mẹ đừng ngại ngần dùng ngoại ngữ trò chuyện với bé trong những khoảng thời gian định sẵn độ 1, 2 tiếng một ngày chẳng hạn về một chủ đề nhất định. Mạnh dạn nói với trẻ nhiều điều, bé sẽ hiểu bạn chỉ qua một vài từ khóa. Đây là nguyên tắc quan trọng.

- Hãy tích cực dùng hình ảnh, màu sắc và xây dựng các tình huống, bé sẽ tiếp thu rất tự nhiên. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên “rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!

- Nếu có điều kiện, hãy cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học. Tuy vậy, bạn cũng đừng băn khoăn nếu ở lớp Mẫu Giáo, người dạy ngoại ngữ cho con bạn không phải là người nước ngoài. Cho dù cô giáo người Việt nói chuẩn hay chưa chuẩn, thì con bạn vẫn có cơ hội nắm bắt được cách phát âm chuẩn nếu ở nhà bạn cho bé nghe bài hát, xem phim hoạt hình… Bé sẽ biết cách tự điều chỉnh rất nhanh. Đó là cơ chế tiếp thu tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi này.

- Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo và lớp 1, 2 tiểu học, hãy dùng các công cụ giảng dạy trực quan (các hình vẽ, các tấm ảnh, vật dụng đồ chơi, các con bông…) và tăng cường các hoạt động tập thể. Không cần phải bắt trẻ ngồi viết vào vở với những nguyên tắc ngữ pháp khô khan như kiểu học của người lớn.

- Thận trọng với việc đánh giá, chấm điểm. Đừng dùng điểm số hoặc các kiểu “sát hạch, truy bài” tạo áp lực cho trẻ và cho chính mình. Càng ít áp lực, trẻ học càng “vào”. Hãy kiểm tra bài bé bằng những hình thức khác vui nhộn. Tuyệt đối không chê bai, phê phán, so sánh bé với bạn khác.

- Bạn có thể dạy con cùng một lúc hai ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Trung tâm Popodoo vui trung thu cùng bé.




Loa ...loa...trung thu sắp đến rồi các bé yêu ơi, chúng mình nhanh tay đăng ký tham gia chương trình "Vui hội trăng rằm, gia đinh cùng vui" cùng Popodoo Garden nhé: 

Nội dung chương trình:     -  Bé vui trung thu
                                         -  Bố mẹ và bé
                                         -  Tham gia trò chơi để nhận quà hấp dẫn 
                                         -  Biểu diễn văn nghệ của Bé

Địa điểm và thời gian: 19h ngày 26/9/2012 tại Sn 16, ngõ 52, đường Phạm Hùng (Đối diện trường Mầm non Mỹ Đình)!

Hình thức tham gia: Đăng ký theo Hotline 0983 508 249- Ms Tuyết.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Vì sao nên cho trẻ em học tiếng anh từ sớm


Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách rất tự nhiên. Khác với những người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói tiếng Anh thật là khó, chứ với trẻ em học tiếng anh thì không như vậy.


Vì sao nên cho trẻ em học tiếng anh từ sớm

- Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.

- Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa của hoạt động đó, rồi tìm ra ý nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.

- Những bé có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ thì sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự trong suốt cuộc của mình khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế sẽ dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.

- Dường như những trẻ học tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm sẽ có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ văn hoá tốt hơn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy mới chỉ biết nói một thứ tiếng thì có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tuỳ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Môi trường học tiếng anh tốt nhất cho trẻ em.

Trẻ nhỏ là những người học ngôn ngữ tự nhiên;trẻ có động cơ tiếp thu ngôn ngữ không cần học một cách có ý thức, không giống như người lớn trẻ có khả năng bát chước cách phát âm và tự tìm ra quy tắc.Bất kỳ ý kiến nào cho rằng học nói tiếng Anh thì khó đều không xảy ra với trẻ trừ phi ý kiến đó xuất phát từ người lớn những người học tiếng Anh theo kiểu học thuật ở độ tuổi đã lớn bằng những cuốn giáo trình nặng về ngữ pháp.
Hãy tham khảo những ghi nhận sau đây về việc trẻ học tiếng Anh như một ngoại ngữ.Bạn cũng có thể tải những điều lưu ý này xuống thành cuốn sách nhỏ.Nhấp phải vào đường truyền dưới đây để tải cuốn sách nhỏ vào máy tính.Bạn có thể in cuốn sách ra nếu cần.




Những lợi thế của việc bắt đầu học ngoại ngữ sớm
•           Trẻ nhỏ vẫn dùng những thủ thuật học ngôn ngữ tự nhiên và mang tính cá nhân để tiếp thu tiếng mẹ đẻ và lập tức nhận ra là chúng có thể dùng những thủ thuật này để học tiếng Anh.
•           Trẻ có thời gian để học thông qua những hoạt động vừa chơi vừa học.Trẻ tiếp thu ngôn ngữ bằng việc tham gia vào hoạt động với người lớn. Trước hết trẻ hiểu hoạt động và hiểu nghĩa từ ngôn ngữ chia sẻ với người lớn.
•           Trẻ có nhiều thời gian để đưa tiếng Anh vào các hoạt động sinh hoạt  hàng ngày. Chương trình học ở trường có vẻ thoải mái và đầu óc của trẻ chưa quá đầy rẫy những dữ kiện phải ghi nhớ để làm kiểm tra.Trẻ cũng có thể có ít bài nhà và ít chịu áp lực căng thẳng để đạt một số chuẩn nhất định.
•           Những trẻ có cơ hội tiếp thu ngôn ngữ thứ hai lúc còn nhỏ dường như cũng sử dụng những chiến thuật học ngôn ngữ tự nhiên suốt đời khi học các ngôn ngữ khác.Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư bao giờ cũng dễ hơn ngôn ngữ thứ hai.
•           Những trẻ nhỏ học ngôn ngữ theo cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như người lớn thường có khả năng phát âm , cảm nhận về ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi trẻ đến tuổi dậy thì và ý thức được về bản thân, khả năng tiếp thu ngôn ngữ theo kiểu cóp nhặt mất dần đi và trẻ thấy cần phải học  tiếng Anh  một cách có ý thức  thông qua các chương trìnhcó nền tảng là ngữ pháp.Độ tuổi mà sự thay đổi này diễn ra tùy thuộc phần lớn vào mức độ phát triển cá nhân và sự mong đợi của xã hội.
             
Các giai đoạn tiếp thu tiếng Anh
Ngôn ngữ nói xuất hiện tự nhiên trước đọc và viết.

Khoảng lặng
Khi các em bé học tiếng mẹ đẻ, luôn có khoảng lặng khi các bé nghe và nhìn, giao tiếp thông qua cử chỉ , nét mặt hoặc điệu bộ trước khi bắt đầu tập nói. Khi trẻ học tiếng Anh, cũng có một khoảng lặng tương tự khi giao tiếp và hiểu ngôn ngữ diễn ra trước khi trẻ thực sự nói bất kỳ từ nào  bằng tiếng Anh.
Trong giai đoạn này phụ huynh không nên bắt buộc trẻ tham gia đối thoaị bằng cách lặp đi lặp lại các từ.Các cuộc hội thoại nên là một phía, cách nói chuyện của người lớn tạo những cơ hội giúp ích cho tr3 tiếp thu ngôn ngữ.Khi người lớn dùng ngôn ngữ âu yếm để hỗ trợ việc học tiếng mẹ đẻ thì bản thân trẻ cũng có thể sử dụng những chiến lược tương tự vào việc học ngoại ngữ.

Tập nói
Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất của số giờ học tiếng Anh, mỗi trẻ ( trẻ gái thường nhanh hơn trai) bắt đầu nói một vài từ đơn (‘cat’, ‘house’) hoặc vài cụm từ có sẵn (‘What’s that?’, ‘It’s my book’, ‘I can’t’, ‘That’s a car’, ‘Time to go home’) trong hội thoại hoặc trong các câu nói gây bất ngờ.Trẻ đã ghi nhớ, bắt chước cách phát âm chính xác mà không cần nhận ra rằng một số cụm từ có từ hai từ trở lên. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng thời gian trẻ tiếp thu ngôn ngữ sử dụng nó như một cách nói tắt trong hội thoại trước khi chúng sẵn sàng tự tạo ra các cụm từ của riêng mình.

Tích lũy vốn tiếng Anh
Dần dần trẻ tự tích lũy các cụm từ gồm những từ đơn lẻ đã được ghi nhớ và tự thêm từ vào từ vốn từ có sẵn (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’) hoặc từ ngôn ngữ do chính trẻ tự tạo ra (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng của sự trải nghiệm , trẻ sẽ dần dần tự tạo ra các câu hoàn chỉnh.

Hiểu ngôn ngữ
Hiểu ngôn ngữ luôn quan trọng hơn nói ngôn ngữ đó vàkhông nên đánh giá thấp khả năng hiểu của trẻ , vì trẻ đã quen với việc hiểu tiếng mẹ đẻ từ rất nhiều gợi ý thuộc ngữ cảnh. Mặc dầu trẻ có thể không hiểu hết mọi thứ khi nghe bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ vẫn có thể nắm bắt ý chính – vì trẻ hiểu một vài từ quan trọng và giải mã các từ còn lại bằng cách sử dụng những gợi ý khác  để dịch nghĩa. Được khuyến khích trẻ sẽ chuyển kỹ năng nắm ý chính đó để hiểu nghĩa từ tiếng Anh.

Cảm giác chán nản
Sau  sự mới lạ ban đầu của các giờ học tiếng Anh, một số trẻ trở nen chán nản bởi khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh còn hạn chế.Những trẻ khác thì muốn nói tiếng Anh nhanh như nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể vượt qua được sự chán nản đó nếu trẻ nhận được những kiểu nói về khả năng làm được như ‘I can count to 12 in English’ hoặc những câu thơ có vần đơn giản có chứa đựng một số cụm từ cho sẵn.

Vấn đề  mắc lỗi sai
Không nên nói cho trẻ biết về lỗi sai vì bất kỳ việc sử lỗi nào ngay lập tức sẽ là trẻ nản lòng. Lỗi sai là một phần trong quá trình tìm ra các quy tắc ngữ pháp của tiếng Anh hoạc có thể là lỗi phát âm. ‘I goed’ ngay lập tức trở thành  ‘went’ nếu như trẻ nghe người lớn lặp lại ‘yes, you went’;hoặc nếu người lớn nghe trẻ nói ‘zee bus’ và lặp lại ‘the bus’. Cũng như khi học tiếng mẹ đẻ ,nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp lại cũng những cụm từ đó một cách chính xác trẻ sẽ tự sửa  lỗi sai của chính mình.

Khác biệt về giới tính
Não của bé trai phát triển khác với não của bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc các em trai học và sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi những lớp học có cả trai lẫn gái ít tạo điều kiện cho  các em trai, các em thường bị các em gái lấn lướt về khả năng tự nhiên sử dụng ngôn ngữ. Nếu các bé trai thể hiện  hết tiềm năng, các em cần có trải  nghiệm  khác về ngôn ngữ với các bé gái và sự thành công của các em không nên đem so sánh với thành công của các bé gái.

Môi trường học ngôn ngữ
Trẻ nhận thấy việc học tiếng Anh  là khó nếu các em không có được những trải nghiệm đúng  đi kèm với sự hỗ trợ của người lớn sử dụng các thủ thuật “mẹ dạy con nói”.
•           Trẻ cần cảm giác an toàn và biết rằng sử dụng tiếng Anh là có lý do rõ ràng.
•           Các hoạt động cần phải liên hệ với các hoạt động thú vị hàng ngày mà các em đã biết chẳng hạn như: cùng chia sẻ một cuốn truyện tranh bằng tiếng Anh, cùng đọc một câu thơ vần , cùng dùng một món quà vặt kiểu Anh.
•           Các hoạt động kèm theo ngôn ngữ người lớn đưa ra những nhận xét về chuyện gì đang xảy ra và những đối thoại sử dụng ngôn ngữ mẹ dạy con đã được điều chỉnh.
•           Các giờ học tiếng Anh cần vui và thú vị,tập trung vào các khái niệm trẻ đã hiểu bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này trẻ không những vừa học khái niệm vừa học ngôn ngữ mới, mà học tiếng Anh để nói về những gì trẻ đã biết.
•           Các hoạt động cần được hỗ trợ bởi các sự vật  cụ thể nhất định vì điều này giúp trẻ hiểu nhanh và tăng sự hứng thú chung.
             
Hoạt động đọc
Trẻ đã biết đọc bằng tiếng mẹ đẻ thường muốn tìm hiểu cách đọc bằng tiếng Anh như thế nào. Các em đã biết giải mã các từ bằng tiếng mẹ đẻ để hiểu nghĩa từ bài đọc, nếu không được giúp để giải mã bằng tiếng Anh có thể sẽ chuyển sang tiếng mẹ đẻ- ca1`c thủ thuật giải mã và kết thúc bằng việc đọc tiếng Anh với giọng mẹ đẻ.
Trước khi các em có thể giải mã tiếng Anh, trẻ cần biết tên 26 chữ cái và các âm.Vì tiếng Anh có 26  chữ cái nhưng lại có trung bình 44 âm (in standard English), việc giới thiệu những âm còn lại nên để lại cho đén khi nào trẻ có nhiều trải nghiệm hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ và trong hoạt động đọc.
Việc đọc tiếng Anh sẽ bắt đầu dễ dàng nếu như trẻ đã biết ngôn ngữ mà chúng đang cố gắng đọc. Nhiều trẻ tự tìm ra cách đọc bằng tiếng Anh nếu các em chia sẻ những cuốn truyện tranh với người lớn hoặc là đọc các vần thơ, vì trẻ có thể ghi nhớ, thuộc lòng. Đọc thuộc lòng những gì đã biết là một bước quan tro5ngtrong việc học đọc vì việc này tạo cơ hội cho trẻ tự tìm ra cách giải mã những từ đơn giản.Một khi trẻ đã tích lũy được vốn từ thì trẻ có thể tự đọc , trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng cho phương pháp tiếp cận  mang tính cấu trúc hơn.

Sự hỗ trợ của phụ huynh
Trẻ cần có cảm giác là đang học hành tiến bộ. Trẻ cần sự động viên  và khen ngợi liên tục vì đã làm tốt bởi vì bất kỳ sự thành công nào cũng đều có tác dụng làm động lực . Các bậc phụ huynh ở vị trí lý tưởng để tạo động lực và vì thế giúp trẻ học ,thậm chí các cha mẹ đó chỉ có  vốn tiếng Anh cơ bản và cùng học chung với con cái của mình.
Bằng việc chia sẻ , các bậc phụ huynh không chỉ đưa ngôn ngữ và hoạt động của trẻ vào cuộc sống gia đình mà còn làm ảnh hưởng đến thái độ của trẻ với việc học ngôn ngữ  và các nền văn hóa khác. Ngày nay  mọi người thường chấp nhận một điều là hầu hết những thái độ học tập suốt đời đều được hình từ độ tuổi lên tám hoặc chín.



Dạy tiếng anh cho trẻ em như thế nào là tốt nhất

Trẻ nhỏ là những người học ngôn ngữ tự nhiên, trẻ có động cơ tiếp thu ngôn ngữ không cần học một cách có ý thức, không giống như người lớn trẻ có khả năng bát chước cách phát âm và tự tìm ra quy tắc. Bất kỳ ý kiến nào cho rằng học nói tiếng Anh thì khó đều không xảy ra với trẻ trừ phi ý kiến đó xuất phát từ người lớn những người học tiếng Anh theo kiểu học thuật ở độ tuổi đã lớn bằng những cuốn giáo trình nặng về ngữ pháp.
Dạy tiếng anh cho trẻ em như thế nào là tốt nhất

Hãy tham khảo những ghi nhận sau đây về việc trẻ học tiếng Anh như một ngoại ngữ. Bạn cũng có thể tải những điều lưu ý này xuống thành cuốn sách nhỏ.Nhấp phải vào đường truyền dưới đây để tải cuốn sách nhỏ vào máy tính.Bạn có thể in cuốn sách ra nếu cần.

Những lợi thế của việc bắt đầu học ngoại ngữ sớm

•  Trẻ nhỏ vẫn dùng những thủ thuật học ngôn ngữ tự nhiên và mang tính cá nhân để tiếp thu tiếng mẹ đẻ và lập tức nhận ra là chúng có thể dùng những thủ thuật này để học tiếng Anh.

• Trẻ có thời gian để học thông qua những hoạt động vừa chơi vừa học.Trẻ tiếp thu ngôn ngữ bằng việc tham gia vào hoạt động với người lớn. Trước hết trẻ hiểu hoạt động và hiểu nghĩa từ ngôn ngữ chia sẻ với người lớn.

• Trẻ có nhiều thời gian để đưa tiếng Anh vào các hoạt động sinh hoạt  hàng ngày. Chương trình học ở trường có vẻ thoải mái và đầu óc của trẻ chưa quá đầy rẫy những dữ kiện phải ghi nhớ để làm kiểm tra.Trẻ cũng có thể có ít bài nhà và ít chịu áp lực căng thẳng để đạt một số chuẩn nhất định.

• Những trẻ có cơ hội tiếp thu ngôn ngữ thứ hai lúc còn nhỏ dường như cũng sử dụng những chiến thuật học ngôn ngữ tự nhiên suốt đời khi học các ngôn ngữ khác.Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư bao giờ cũng dễ hơn ngôn ngữ thứ hai.

• Những trẻ nhỏ học ngôn ngữ theo cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như người lớn thường có khả năng phát âm , cảm nhận về ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi trẻ đến tuổi dậy thì và ý thức được về bản thân, khả năng tiếp thu ngôn ngữ theo kiểu cóp nhặt mất dần đi và trẻ thấy cần phải học  tiếng Anh  một cách có ý thức  thông qua các chương trìnhcó nền tảng là ngữ pháp.Độ tuổi mà sự thay đổi này diễn ra tùy thuộc phần lớn vào mức độ phát triển cá nhân và sự mong đợi của xã hội.

Các giai đoạn tiếp thu tiếng Anh


Ngôn ngữ nói xuất hiện tự nhiên trước đọc và viết.

Khoảng lặng

Khi các em bé học tiếng mẹ đẻ, luôn có khoảng lặng khi các bé nghe và nhìn, giao tiếp thông qua cử chỉ , nét mặt hoặc điệu bộ trước khi bắt đầu tập nói. Khi trẻ học tiếng Anh, cũng có một khoảng lặng tương tự khi giao tiếp và hiểu ngôn ngữ diễn ra trước khi trẻ thực sự nói bất kỳ từ nào  bằng tiếng Anh.

Trong giai đoạn này phụ huynh không nên bắt buộc trẻ tham gia đối thoaị bằng cách lặp đi lặp lại các từ.Các cuộc hội thoại nên là một phía, cách nói chuyện của người lớn tạo những cơ hội giúp ích cho tr3 tiếp thu ngôn ngữ.Khi người lớn dùng ngôn ngữ âu yếm để hỗ trợ việc học tiếng mẹ đẻ thì bản thân trẻ cũng có thể sử dụng những chiến lược tương tự vào việc học ngoại ngữ.

Tập nói

Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất của số giờ học tiếng Anh, mỗi trẻ ( trẻ gái thường nhanh hơn trai) bắt đầu nói một vài từ đơn (‘cat’, ‘house’) hoặc vài cụm từ có sẵn (‘What’s that?’, ‘It’s my book’, ‘I can’t’, ‘That’s a car’, ‘Time to go home’) trong hội thoại hoặc trong các câu nói gây bất ngờ.Trẻ đã ghi nhớ, bắt chước cách phát âm chính xác mà không cần nhận ra rằng một số cụm từ có từ hai từ trở lên. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng thời gian trẻ tiếp thu ngôn ngữ sử dụng nó như một cách nói tắt trong hội thoại trước khi chúng sẵn sàng tự tạo ra các cụm từ của riêng mình.

Tích lũy vốn tiếng Anh

Dần dần trẻ tự tích lũy các cụm từ gồm những từ đơn lẻ đã được ghi nhớ và tự thêm từ vào từ vốn từ có sẵn (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’) hoặc từ ngôn ngữ do chính trẻ tự tạo ra (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng của sự trải nghiệm , trẻ sẽ dần dần tự tạo ra các câu hoàn chỉnh.

Hiểu ngôn ngữ

Hiểu ngôn ngữ luôn quan trọng hơn nói ngôn ngữ đó và không nên đánh giá thấp khả năng hiểu của trẻ , vì trẻ đã quen với việc hiểu tiếng mẹ đẻ từ rất nhiều gợi ý thuộc ngữ cảnh. Mặc dầu trẻ có thể không hiểu hết mọi thứ khi nghe bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ vẫn có thể nắm bắt ý chính – vì trẻ hiểu một vài từ quan trọng và giải mã các từ còn lại bằng cách sử dụng những gợi ý khác  để dịch nghĩa. Được khuyến khích trẻ sẽ chuyển kỹ năng nắm ý chính đó để hiểu nghĩa từ tiếng Anh.

Cảm giác chán nản

Sau  sự mới lạ ban đầu của các giờ học tiếng Anh, một số trẻ trở nen chán nản bởi khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh còn hạn chế.Những trẻ khác thì muốn nói tiếng Anh nhanh như nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể vượt qua được sự chán nản đó nếu trẻ nhận được những kiểu nói về khả năng làm được như ‘I can count to 12 in English’ hoặc những câu thơ có vần đơn giản có chứa đựng một số cụm từ cho sẵn.

Vấn đề  mắc lỗi sai

Không nên nói cho trẻ biết về lỗi sai vì bất kỳ việc sử lỗi nào ngay lập tức sẽ là trẻ nản lòng. Lỗi sai là một phần trong quá trình tìm ra các quy tắc ngữ pháp của tiếng Anh hoạc có thể là lỗi phát âm. ‘I goed’ ngay lập tức trở thành  ‘went’ nếu như trẻ nghe người lớn lặp lại ‘yes, you went’;hoặc nếu người lớn nghe trẻ nói ‘zee bus’ và lặp lại ‘the bus’. Cũng như khi học tiếng mẹ đẻ ,nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn lặp lại cũng những cụm từ đó một cách chính xác trẻ sẽ tự sửa  lỗi sai của chính mình.

Khác biệt về giới tính

Não của bé trai phát triển khác với não của bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc các em trai học và sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi những lớp học có cả trai lẫn gái ít tạo điều kiện cho  các em trai, các em thường bị các em gái lấn lướt về khả năng tự nhiên sử dụng ngôn ngữ. Nếu các bé trai thể hiện  hết tiềm năng, các em cần có trải  nghiệm  khác về ngôn ngữ với các bé gái và sự thành công của các em không nên đem so sánh với thành công của các bé gái.

Môi trường học ngôn ngữ

Trẻ nhận thấy việc học tiếng Anh  là khó nếu các em không có được những trải nghiệm đúng  đi kèm với sự hỗ trợ của người lớn sử dụng các thủ thuật “mẹ dạy con nói”.

• Trẻ cần cảm giác an toàn và biết rằng sử dụng tiếng Anh là có lý do rõ ràng.

• Các hoạt động cần phải liên hệ với các hoạt động thú vị hàng ngày mà các em đã biết chẳng hạn như: cùng chia sẻ một cuốn truyện tranh bằng tiếng Anh, cùng đọc một câu thơ vần , cùng dùng một món quà vặt kiểu Anh.

• Các hoạt động kèm theo ngôn ngữ người lớn đưa ra những nhận xét về chuyện gì đang xảy ra và những đối thoại sử dụng ngôn ngữ mẹ dạy con đã được điều chỉnh.

•  Các giờ học tiếng Anh cần vui và thú vị,tập trung vào các khái niệm trẻ đã hiểu bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này trẻ không những vừa học khái niệm vừa học ngôn ngữ mới, mà học tiếng Anh để nói về những gì trẻ đã biết.

•  Các hoạt động cần được hỗ trợ bởi các sự vật  cụ thể nhất định vì điều này giúp trẻ hiểu nhanh và tăng sự hứng thú chung.

Hoạt động đọc

Trẻ đã biết đọc bằng tiếng mẹ đẻ thường muốn tìm hiểu cách đọc bằng tiếng Anh như thế nào. Các em đã biết giải mã các từ bằng tiếng mẹ đẻ để hiểu nghĩa từ bài đọc, nếu không được giúp để giải mã bằng tiếng Anh có thể sẽ chuyển sang tiếng mẹ đẻ- ca1`c thủ thuật giải mã và kết thúc bằng việc đọc tiếng Anh với giọng mẹ đẻ.

Trước khi các em có thể giải mã tiếng Anh, trẻ cần biết tên 26 chữ cái và các âm.Vì tiếng Anh có 26  chữ cái nhưng lại có trung bình 44 âm (in standard English), việc giới thiệu những âm còn lại nên để lại cho đén khi nào trẻ có nhiều trải nghiệm hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ và trong hoạt động đọc.

Việc đọc tiếng Anh sẽ bắt đầu dễ dàng nếu như trẻ đã biết ngôn ngữ mà chúng đang cố gắng đọc. Nhiều trẻ tự tìm ra cách đọc bằng tiếng Anh nếu các em chia sẻ những cuốn truyện tranh với người lớn hoặc là đọc các vần thơ, vì trẻ có thể ghi nhớ, thuộc lòng. Đọc thuộc lòng những gì đã biết là một bước quan tro5ngtrong việc học đọc vì việc này tạo cơ hội cho trẻ tự tìm ra cách giải mã những từ đơn giản.Một khi trẻ đã tích lũy được vốn từ thì trẻ có thể tự đọc , trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng cho phương pháp tiếp cận  mang tính cấu trúc hơn.


Sự hỗ trợ của phụ huynh


Trẻ cần có cảm giác là đang học hành tiến bộ. Trẻ cần sự động viên  và khen ngợi liên tục vì đã làm tốt bởi vì bất kỳ sự thành công nào cũng đều có tác dụng làm động lực . Các bậc phụ huynh ở vị trí lý tưởng để tạo động lực và vì thế giúp trẻ học ,thậm chí các cha mẹ đó chỉ có  vốn tiếng Anh cơ bản và cùng học chung với con cái của mình.


Bằng việc chia sẻ , các bậc phụ huynh không chỉ đưa ngôn ngữ và hoạt động của trẻ vào cuộc sống gia đình mà còn làm ảnh hưởng đến thái độ của trẻ với việc học ngôn ngữ  và các nền văn hóa khác. Ngày nay  mọi người thường chấp nhận một điều là hầu hết những thái độ học tập suốt đời đều được hình từ độ tuổi lên tám hoặc chín.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Mẹo hay giúp mẹ dạy bé học tiếng anh

Một số kinh nghiệm hay giúp bố mẹ Dạy con yêu học tiếng anh:

Dạy bé về chữ cái :

Mẹ đừng ép bé học chữ một cách quá nghiêm chỉnh nhé! Hãy để bé được thoải mái chơi và nghịch với chữ cái, coi bảng chữ cái như một món đồ chơi thông thường, tựa như con búp bê, chiếc ô tô...
Mẹo hay giúp mẹ dạy bé học tiếng anh
Khoảng 2 tuổi, mẹ có thể dạy bé vẽ những chữ đơn giản như O, A, B… Từ 3 tuổi trở lên, mẹ hãy giúp bé tập tô màu chữ cái. Tô chữ sẽ hỗ trợ cho khả năng viết chữ ở bé sau này; bởi vì, các thông tin về chữ cái sẽ được lập trình trong bộ não của bé.

Hàng ngày, mẹ cùng bé đọc sách/truyện có hình ảnh minh họa hoặc hướng dẫn bé tự “đọc”. Hai mẹ con có thể cùng xem tranh, mẹ gợi ý cho con tự kể theo sự tưởng tượng của bé. Tìm những chữ cái mà con đã được mẹ dạy trong quyển sách đó.

Làm giàu cho vốn từ của bé bằng cách liên tục đặt câu hỏi về những đồ vật, con người xung quanh để bé trả lời.

Khi dạy bé các chữ cái, mẹ giúp bé ghi nhớ theo trí tưởng tượng của mình. Ví dụ: chữ O tròn như quả trứng gà, tròn giống bánh xe ô tô… Hoặc chữ B là chữ đứng đầu của chữ Bố, Bà, Bác…

Cùng bé học chữ cái qua các bài hát, các biển quảng cáo trên tivi hay ngoài đường, đồ chơi, chữ cái in trên quần áo.

Khi dạy bé về chữ cái nên chỉ cho bé thấy chữ đó nằm trong bảng chữ cái để trẻ có thể thấy thứ tự chữ cái đó nằm ở đâu trong bảng chữ cái. Bảng chữ cái cũng giúp trẻ thấy chữ cái đó hình dạng như thế nào để giúp trẻ nhận dạng mặt chữ.

Làm mẫu những chữ cái thật và cho trẻ chơi trò tìm chữ cái khi giấu những chữ này trong cát, trong bột.

Làm mẫu những chữ cái thật và cho trẻ chơi trò đồ theo hình dạng chữ cái bằng bút lông, chì màu sáp, phấn, bút chì.

Mua những chữ cái có nam châm để gắn lên tủ lạnh hoặc tủ quần áo và thay đổi chữ cái hàng tuần.

Chỉ cho trẻ thấy chữ cái trên bảng hiệu, trong sách.

Dùng ngón tay di theo hình dạng chữ cái trên lòng bàn tay hoặc trên lưng trẻ và đố trẻ biết đó là chữ gì.

Viết tên các đồ vật bắt đầu bằng những chữ cái và dán lên các đồ vật trong nhà.

Các mẹo chung để dạy bé về số:

Quan sát bé khi đang chơi. Bất cứ khi nào bé bắt đầu nhận ra có một số lượng đồ chơi khác nhau thì chớp ngay thời điểm này để dạy cho bé về số.

Cho phép bé tham gia vào những hoạt động thường ngày, ví dụ nhờ bé bấm số gọi điện thoại giùm mẹ. Lấy tay chỉ vào những số cần gọi và đọc to lên, làm việc này hàng ngày sẽ giúp bé nhớ các số từ 1-9 dễ dàng. Một cách khác là cho phép bé thay đổi kênh truyền hình bằng điều khiển từ xa, chỉ tay vào từng số trên điều khiển và đọc to lên. Cũng có thể áp dụng tương tự với máy tính, máy vi tính.

Chơi trò đếm số trong lúc tắm. Đếm giọt nước nhỏ xuống, đếm bong bóng xà phòng, đếm ngón tay, ngón chân.

Chỉ cho bé số khi bạn đang đi mua sắm, đi dạo, bất cứ nơi nào đi ngang qua. Chỉ cho bé và khen ngợi bé khi bé có thể chỉ ngược lại cho bạn.

Có rất nhiều hoàn cảnh để dạy bé về số nhưng nên chọn hoàn cảnh nào vừa giúp bé học vừa chơi vui.

Mẹo để học cùng bé không bao giờ chán

Hãy nhớ rằng bé phải thích thú với những bài học trên trang web này thì giờ học mới hiệu quả

Bé không nhất thiết phải hoàn thành tất cả trò chơi, hãy ngừng ngay khi bé cảm thấy mệt mỏi và quay lại bài học vào lúc khác.

Nên hướng dẫn bé chơi các trò chơi theo mức độ từ cơ bản đến nâng cao để tiếp thu dễ dàng hơn

Động viên và khen ngợi khi bé hoàn thành trò chơi

Đừng lo lắng khi bé cảm thấy trò chơi quá khó. Trẻ nhỏ phát triển và học hỏi ở những trình độ khác nhau.

Hãy để bé thực hành nhiều hay ít tùy bé muốn, nếu trò chơi nào quá khó có thể quay lại sau.

Mọi chi thông tin chi tiết tư vấn cách dạy tiếng anh cho con, hoặc đăng kí học thử miễn phí tại Trung Tâm Anh Ngữ Popodoo các mẹ có thể gọi tới hotline: 0983.508.249.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Bố mẹ nên dạy trẻ học tiếng anh như thế nào là tốt nhất?

Nếu bạn hỏi con: "Cái bàn tiếng Anh là gì", cho dù con bạn có trả lời: "A table" thì cũng đừng vội mừng. Bạn đang dạy con sai phương pháp đấy.

Trước đây, người ta thường quan niệm, dạy trẻ mầm non học quá nhiều là cướp mất tuổi thơ của trẻ. Điều này sai hoàn toàn nếu bạn biết việc học đối với trẻ nhỏ  thực chất chính là vui chơi. Chơi với toán, chơi với văn học, chơi với chữ cái ... đều là cách dạy trẻ tự nhiên và gây nhiều hứng thú nhất. Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách dạy con tiếng Anh - một trong những ngoại ngữ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.

1. Các nguyên tắc

- Không gây áp lực: Mỗi đứa trẻ đều có một thiên hướng khác nhau. Có đứa trẻ thích âm nhạc, có khả năng thẩm âm, tiết tấu nhanh. Nhưng cũng có đứa trẻ đam mê các hình khối hoặc có trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, nếu con bạn không thể nhớ được một từ tiếng Anh mà bạn đã nhắc đi nhắc lại thì đấy là chuyện bình thường. Có thể bé sẽ giỏi ở một loại ngoại ngữ khác hay ở lĩnh vực khác. Bạn nên nhớ, gây áp lực phản tác dụng với trẻ trong trường hợp này. 

- Dạy trẻ thứ trẻ thích: Nếu trẻ chưa bao giờ tiếp xúc với tiếng Anh thì chẳng có lý do gì khiến trẻ ghét bỏ môn học này. Vì vậy, nếu có ý định dạy con tiếng Anh, bạn hãy tạo sự tò mò và thích thú cho bé bằng các loại sách, truyên, bài hát trẻ em được xuất bản bằng tiếng Anh. Nên nhớ, khi bé đã thích thì bạn không muốn con học cũng không được.

- Không so sánh: Bạn đừng đem con mình ra so sánh với đứa A, đứa B - con của đồng nghiệp. Nhắc lại một lần nữa, con bạn khác với những đứa trẻ khác. Vì vậy, hãy đánh giá trẻ với chính trẻ ngày hôm qua để xem bé đã tiến bộ hay chưa.


-  Dạy và học thông qua trò chơi, thơ ca, văn vần, bài hát, các bộ phim hoạt hình không lồng tiếng Việt. Bất kỳ cái gì cũng có thể biến thành trò chơi, đôi khi chẳng cần liên quan gì đến môn học. Bạn có thể tham khảo một số trò chơi ở đây.

Dạy trẻ thông qua các bài hát, các câu chuyện, trò chơi tiếng Anh.
  - Không dạy trẻ kiểu “học dịch”. Ví dụ truy: “Con gà tiếng Anh là gì? Con mèo tiếng Anh là gì? Con dịch cho mẹ câu: Hôm nay trời mưa…v…v”. Với kiểu học như thế, bé có thể sẽ thuộc rất nhiều từ, nhưng vẫn chưa phải là “biết tiếng” vì thiếu tư duy kết nối và logic.

- Khối lượng kiến thức tùy thuộc vào trẻ và độ tuổi của trẻ, trẻ càng bé lượng từ càng ít, nhưng có những trẻ có năng khiếu bạn có thể tăng số lượng hoặc độ phức tạp lên, theo một chủ đề nhất định, không lan man. 5 từ mới và cách dùng chúng nhuần nhuyễn có ích cho các em hơn là cả mấy chục từ mới mà học lớt phớt, nói trước quên sau.

-“Thời lượng” một buổi học cũng tùy thuộc với từng độ tuổi và sự hứng thú của trẻ, trẻ càng nhỏ càng không nên ngồi lâu, trong một buổi học cần luân chuyển giữa ngồi một chỗ và vận động cho trẻ đỡ chán. Bạn nên dừng trước khi trẻ muốn dừng để trẻ lúc nào cũng cảm thấy buổi học hôm nay chưa đủ với trẻ. Như vậy, lần sau trẻ vẫn hứng thú học.

- Dạy trẻ thông qua trò chuyện, qua các tình huống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với con trong công việc hàng ngày thì theo một cách tự nhiên, trẻ sẽ hiểu được cái bạn muốn nói do liên hệ các từ, các câu với sự vật, sự việc hay hành động. Cách này thống nhất với nguyên tắc không học dịch đã kể trên.
 Dạy trẻ từ "a ball" thì nên có quả bóng thật..
 - Dạy con bằng đồ dùng có hình ảnh trực quan, sinh động. Đồ dùng càng trung thực và trẻ có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, cầm nắm càng nhiều càng tốt. Như thế trẻ sẽ có khái niệm rõ hơn về sự vật, sự viêc và sẽ nhớ lâu hơn. Ví dụ, bé học tiếng Anh, bạn có thể chỉ vào hình con thỏ và nói “Rabbit” bằng ngoại ngữ, nhưng tuyệt đối không nói to lên“rabbit” là con thỏ! Mục đích của ta là bé nghe và nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tức là khi nhìn thấy hình con thỏ là trong đầu bé hiện lên chữ rabbit chứ không phải chữ con thỏ!

- Nếu có điều kiện, hãy cho con tiếp xúc với người nước ngoài nói thứ tiếng con đang học để con tiếp thu cách phát âm. Việc luyện ngữ âm là cần thiết hàng đầu đối với trẻ. Nhưng luyện bằng cách nghe nhiều, nói nhiều, trẻ sẽ thấm vào đầu từ lúc nào chứ không nhất thiết phải kèm như kèm… kem, bắt đọc đi đọc lại một vài bài đọc cũ kỹ, khiến trẻ chán học. Nếu cô giáo trên lớp hay chính bạn có cách phát âm tiếng Anh không chuẩn. Bạn có thể cho trẻ nghe phát âm chuẩn từ các mẩu truyện cổ tích trên các website nước ngoài, phim hoạt hình hay các bài hát, phần mềm dạy tiếng Anh. Trẻ sẽ điều chỉnh dần dần. Có khi, lúc đó, chính bạn cũng sẽ hoàn thiện khả năng phát âm tiếng Anh của mình.

-  Bạn có thể dạy con cùng một lúc 2 ngoại ngữ mà không sợ bé bị lẫn. Tuy nhiên, một trong hai ngôn ngữ phải được nhấn mạnh nhiều hơn, xác định rõ chính và phụ. Trước mỗi buổi học, nhắc đi nhắc lại với bé: “Hôm nay chúng mình nói tiếng Pháp (hoặc tiếng Anh) nhé!” để bé phân biệt rõ ràng hai thứ tiếng.

Điều cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc lại với bạn, hãy biến tất cả những thứ bạn muốn dạy con thành trò chơi. Đó là cách "lừa" trẻ học thành công và đem lại nhiều niềm vui cho cả mẹ và con.

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Trung tâm popodoo-Ngoại khóa thăm Văn miếu quốc tử giám


7h45... Bác bảo vệ vừa mở cánh cửa trung tâm đã thấy hai ba cô cậu học trò lấp ló ngoài cửa, gương mặt háo hức vì sắp được đến thăm quan trường Đại Học đầu tiên của Việt Nam- Quốc Tử Giám.



       8h15....Chiếc xe chở 36 học sinh bắt đầu chuyển bánh. Giai điệu  của  bài  hát “We are happy together”  khiến cho những học sinh ngồi trên ô tô có cảm giác như đang ở trong không khí lớp học thường ngày. Hành trình đến Quốc Tử Giám dường như ngắn lại với các tiết mục văn nghệ của các bạn nhỏ PoPooDoo The Garden. Anna - cô bé có  giọng ca trong trẻo đã bắt nhịp cho cả đoàn xe hát bài hát “Proud of  you”.  Giai điệu bài hát kết thúc  cũng là lúc  chiếc xe dừng trước cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám.




        Attention- One, two, Yes, Sir! Dấu hiệu triệu tập vang lên, hai hàng dọc nhanh chóng hình thành, tiếng điểm danh của các bé dõng dạc, hào hứng  làm rộn lên cả một góc Văn Miếu dưới cái nắng 29 độ của tiết trời mùa hè Hà Nội. Cô hướng dẫn viên giới thiệu cho cả đoàn về quần thể khu di tích trong sự chăm chú lắng nghe của các bé. Suốt hành trình thăm quan Văn miếu, trải qua năm không gian bắt đầu từ Đại Trung Môn, Khuê Văn Các cho đến Hồ Thiền Quang, tòa Bái Đường và khu Thái Học, rất nhiều bé đã thể hiện kiến thức và sự quan tâm của mình về Văn Miếu.

        Khi được hỏi về kiến thức lịch sử liên quan tới Văn miếu, cậu bé 10 tuổi – Henry hăng hái trả lời về các nhân vật nổi tiếng ham học của đất nước và các vị vua có công thành lập lên Quốc Tử Giám. Các câu trả lời của các bé khiến nhiều người lớn đi theo đoàn cũng phải ngạc nhiên vì sự thông minh và vốn hiểu biết khá rộng của bé. Kết hợp với hướng dẫn viên, các cô giáo PoPoDoo cũng chuyền cho các con vốn từ tiếng Anh liên quan đến Văn Miếu khiến. Điều này làm cho buổi thăm quan phần nào giống như một bài giảng mà các bé học trên lớp nhưng sinh động hơn rất nhiều.

        Kết thúc buổi ngọai khóa là trò chơi và bài nhảy đầy hứng thú “Hockey Cockey”. Sau gần một giờ tham quan Văn Miếu dưới cái nắng mùa hè oi ả nhưng các bé vẫn rất nhiệt tình tham gia trò chơi. Vòng tròn lớn được nối bởi những bàn tay nhỏ nhắn không phân biệt lứa tuổi, lớp học hay tính cách đã mang các bé  lại gần nhau hơn. Những tiếng hô đồng loạt và hào hứng của các bé khiến các cô giáo cảm giác như các con vừa được ăn một món ăn tinh thần rất bổ ích. “ You put your letf arm in, you put your letf  arm  out...” Câu hát rộn ràng vang lên từ những miệng nhỏ xinh mở đầu cho một bài nhảy sôi động, cả tập thể giáo viên và học sinh PoPoDoo nhảy rất tự tin trong sự chứng kiến của khách thăm quan Văn Miếu.

      Trên hành trình từ Văn Miếu về trung tâm, chiếc xe chở các cô trò PoPoDoo như rung lên vì những tiếng nói cười và sự năng nổ của các bé khi tham gia vào trò đố vui và các tiết mục văn nghệ. Các câu trả lời dí dỏm và thông minh khiến các cô giáo không khỏi ngỡ ngàng và thêm niềm tin “trẻ em là tương lai của đất nước…”


Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Nguyên tắc vàng dạy tiếng anh cho trẻ em


    Trẻ em là một đối tượng học viên đặc biệt. Chúng thường tiếp thu những kiến thức mới theo cách không giống người lớn. Vậy đâu là yếu tố đóng vai trò quan trọng trọng việc tiếp thu ở trẻ

     Thời điểm: Hầu hết các chuyên gia đều tin tưởng rằng nếu sớm được tiếp cận với một ngôn ngữ thứ hai thì trẻ sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ ấy thành thạo hơn. Theo nghiên cứu thì độ tuổi ‘đẹp nhất’ để học một thứ tiếng khác là 4 -7  tuổi. 



    Cùng với độ tuổi thích hợp thì kinh nghiệm, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy và thực hành mới cũng là những nhân tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, dù ở độ tuổi nào việc học một thứ tiếng khác đều giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Chúng sẽ học được khả năng giao tiếp với người khác trong những tình huống “muôn màu muôn vẻ” của cuộc sống. Và dù trình độ thành thạo của chúng có ở mức nào thì việc học những ngôn ngữ mới và tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau chắc chắn sẽ giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết cũng như mở ra nhiều cơ hội học tập và làm việc hơn.

Theo những nghiên cứu mới đây, trẻ em thường “sợ” học tiếng bởi những lí do sau:

·         Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng.

·         Cảm giác bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng.

·         Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời gian dài.

·         Sự nhàm chán.

·         Bị giáo viên chữa lỗi quá nhiều.

     Những trở ngại này thường gặp ở phương pháp giảng dạy truyền thống. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp truyền thống không có mấy tác dụng trong việc giúp trẻ học ngoại ngữ tốt hơn mà trái lại còn khiến chúng ‘chán’ thậm chí ‘sợ’ học. Sự gò ép không mấy hiệu quả khi dạy ngoại ngữ cho trẻ em. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn thông tin hữu ích, những giáo trình đã được chọn lựa cẩn thận và điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp.

Vậy cần dạy tiếng Anh cho trẻ em như thế nào?

     Cách trẻ học ngoại ngữ: Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những tổng kết về cách trẻ học tiếng của Talent Space

·         Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.

·         Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh rõ ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau.

·         Phương pháp Body language : sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước, theo dõi và lắng nghe. 

·         Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.

·       Nguyên tắc 21:  Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen sử dụng kiến thức mới học được.

·         Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè chúng cũng đang học cùng thứ tiếng đó.


Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Trung tâm popodoo thông báo lịch đăng ký học thử miễn phí.

Tự hào là môi trường Anh ngữ đầu tiên chuyên về dạy tiếng anh cho trẻ em tại Việt Nam có hệ thống giáo trình và hệ thống trung tâm Anh ngữ đa phương tiện dành riêng cho trẻ em 3 – 12 tuổi đạt tiêu chuẩn quốc tế.Tháng 11,  trung tâm Popodoo Việt Nam miễn phí tổ chức các ca học thử và test  trình độ cho các bé yêu theo thời gian cụ thể sau: 

* Tại chi nhánh The Garden: SN 16, ngõ 52, đường Phạm Hùng(đối diện trường mầm non Mỹ Đình)

+ Thứ 3(30/10): Ca 1- 17h40 đến 19h10 ; ca 2 -19h15 đến 20h45.
+ Thứ 4(31/10): Ca 1- 17h40 đến 19h10 ; ca 2 -19h15 đến 20h45.
+ Thứ 5(1/11)Ca 1- 17h40 đến 19h10 ; ca 2 -19h15 đến 20h45.
+ Thứ 6(2/11)Ca 1- 17h40 đến 19h10 ; ca 2 -19h15 đến 20h45.
+ Thứ 7 & chủ nhật(3,4/11) : 8h30 đến 10h; ca chiều: 16h đến 17h30.


* Tại chi nhánh Hoàng Ngân: Số 127, phố Hoàng Ngân, Trung Hòa, Nhân Chính, Cầu Giấy

+ Thứ 4(31/10) & Thứ 7(3/11): 17h45 đến 19h15; ca 2 -19h15 đến 20h45.
Thứ 7 (3/11)& chủ nhật(4/11) : 8h30 đến 10h.

* Tại chi nhánh Thụy Khuê:

* Tại chi nhánh Đống Đa:

* Tại chi nhánh Hà Đông:

Chú ý: Phụ huynh đăng ký theo Hotline 0983 508 249 hoặc email: popodoogardenvn@gmail.com để được sắp xếp lịch học thử theo địa điểm và thời gian phù hợp.


Anh ngữ Popodoo vận dụng những phương pháp giáo dục đúng đắn cùng kinh nghiệm giảng dạy phong phú, giúp bé yêu tự tin, mạnh dạn yêu thích tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi.


Học tập có ý thức – Tiếp thu trong vô thức. Popodoo tạo niềm say mê, hứng thú trong việc học tiếng Anh của trẻ.


Độ tuổi chiêu sinh: các bé từ 3 – 12 tuổi


Sau khi kiểm tra đầu vào, học thử miễn phí, các bé tham gia học sẽ được xếp lớp phù hợp với trình độ, lứa tuổi, tâm lý của trẻ.



Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay để bé của bạn chinh phục con đường ngoại ngữ cùng với trung tâm Popodoo.